Lượt truy cập
0485723
Hôm nay:11
Hôm qua:88
Tuần này:342
Tháng này:1449
Tất cả:485723
Đang trực tuyến:5
Hỗ trợ kỹ thuật » Tin chăn nuôi
Chăn nuôi Vịt ở Đồng bằng sông Cửu Long (27/06/2018)
Chăn nuôi thủy cầm là nghề truyền thống và là nguồn thu nhập quan trọng của trên 240 ngàn hộ nuôi vịt ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Số hộ chăn nuôi vịt chuyên nghiệp của vùng này chiếm khoảng 10% số hộ chăn nuôi. 
Số liệu chăn nuôi vịt
ĐVT:1000 con
STT
 Tỉnh
2012
2013
2014
 vịt  đẻ
% vịt đẻ
%  vịt  thịt
 
27800.8
26643
26735
 12333
 46.1
 53.9
1
Long An
2322.0
2169
2379
680
28.6
71.4
2
Tiền Giang
1977.0
1475
2303
580
25.2
74.8
3
Bến Tre
1189.0
1074
1126
279
24.8
75.2
4
Trà Vinh
2444.9
2325
1776
1262
71.1
28.9
5
Vĩnh Long
2088.0
2160
2436
506
20.8
79.2
6
Đồng Tháp
4364.2
3930
3206
2999
93.5
6.5
7
An Giang
2709.3
2831
2747
2214
80.6
19.4
8
Kiên Giang
3038.0
3181
3111
1350
43.4
56.6
9
Cần Thơ
1342.0
1232
1350
336
24.9
75.1
10
Hậu giang
2721.1
2506
2626
1360
51.8
48.2
11
Sóc Trăng
1530.0
1593
1949
395
20.3
79.7
12
Bạc Liêu
1331.2
1394
1447
323
22.3
77.7
13
Cà Mau
744.1
774
879
49
5.6
94.4
 
( nguồn số liệu  TCTK và Báo cáo các tỉnh)
Số lượng đàn vịt các tỉnh khu vực ĐBSCL  ít biến động trong 3 năm qua, năm 2014 tổng đàn vịt 26.735.000  con vịt trong đó vịt đẻ  là:12.333.000 con chiếm 46.1% và vịt thịt 53.9%. Cơ cấu đàn  vịt các tỉnh cũng có sự biến đổi giữa các tỉnh,có những tỉnh có tỉ lệ vịt đẻ rất cao như Đồng Tháp 93.5%,  An Giang 80.6%,  Trà Vinh 71.1%,  Hậu Giang 51,8% . Các tỉnh này phát triển mạnh vịt đẻ chạy đồng do đây vùng chăn thả quanh năm lúa giáp vụ. Vịt thịt  phát triển  mạnh các tỉnh còn lại nhất là các tỉnh gần thành phố Hồ Chí  Minh gần vùng nơi tiêu thụ và cũng là vùng phát triển vịt giống cung cấp các tỉnh của khu vực ĐBSCL.
Hệ thống giống vịt ở khu vực ĐBSCL rất đa dạng  về vịt thịt có các giống: Super Meat, Hòa Lan, Vịt Nông nghiệp và con lai của các giống này. Tùy địa phương, tùy khu  vực khách hàng tiêu thụ các lò ấp, các trại sản xuất giống  sẽ cho con lai. Chính vì thế việc chấn chỉnh chất lượng con giống khu vực này cần phải được tiến hành bởi các cơ quan địa phương nhằm nâng cao chất lượng con giống, tạo đồng đều về sản phẩm phục vụ cho công tác chế biến, hạ giá thành chăn nuôi.
 Đặc điểm các giống vịt khu vực  ĐBSCL:
-Vịt Super meat: Vịt Super M (SM):có nguồn gốc Anh. Một số dòng vịt được tạo V5 và V6 ở  VIGOVA có năng suất rất cao tương đương với vịt nhập từ Anh và vịt Bố mẹ có năng suất trứng 200 – 220 quả/mái, vịt thương phẩm đạt 3-3,5kg/8 tuần tuổi. Các giống vịt hướng thịt này được phát triển mạnh ở một số tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ,
Vịt Hòa Lan: Giống vịt Hoà Lan  này khi nuôi 70 ngày tuổi, con trống nặng 2,5 kg , con mái nặng 2 kg chất lượng thịt rất ngon và thơm. Màu lông rằn trắng và nâu. Tỉ lệ đẻ cao 220 quả /mái. Giống vịt này hiện nay phân bố rông các tỉnh phía Nam. Các cơ sở chăn nuôi tự giử giống tạp giao, chọn lọc  trong lương con này một số nơi cải thiện lớn. Hiện nay Viện chăn nuôi đã có đề tài đáng giá giống này.
Vịt Nông Nghiệp là con vịt lai giữa vit Super meat và vịt Bắc kinh  sau đó chúng được giử dòng tạp giao với nhau ổ định nhiều năm . Các nhà chăn nuôi vịt gọi cho nó là con vịt Nông nghiệp. Con vịt này chạy đồng rất giỏi trong lượng nhỏ hơn Super meat nhưng thịt thơm ngon, tỉ lệ đẻ cao 200-220 quả/mái, thích nghi tốt ở các tỉnh ĐBSCL, khi nuôi 8 tuần tuổi đạt 1,8-2kg.
          Trên cơ sở 3 giống cơ bản trên tuỳ thị trường và nhu cầu sản xuất,các cơ sở giống tự tạo ra các giống thương phẩm để bán ra thị trường bằng các công thức lai họ tự rút ra trong quá trình sản xuất  không qua một nghiên cứu bài bản nào cả. Chính vì thế người chăn nuôi vịt thương phẩm thường hay thua thiệt không thể khiếu kiện về chất lượng giống. Các cơ sở sản xuất giống vịt cũng chưa công bố chất lượng con giống. Các cơ quan quản lý cũng chưa đi sát thực tế sản xuất có hướng dẫn về công tác giống.
Thực tế hiện nay Cơ quan thú y tỉnh , huyện chỉ quan tâm công tác tiêm phòng, cấp giấy kiểm dịch, cấp Sổ vịt chay đồng.Số lượng hộ nuôi vịt, các cơ sở ấp nở vịt, gia cầm họ nắm rất chặt chẻ. Đậy là tính hiệu tốt cho công tác quản lý giống sắp tới nếu có chương trình huốn luyện cho nông dân, công tác tuyên truyền giới thiệu các tiến bộ giống, kỹ thuật nâng cao sinh sản, ấp nở .. Sản lương thịt vịt khu vục ĐBSCL sẽ được tăng lên đáng kể.
3  Một số công thức lai giống vịt thịt
3.1- Vịt  super meat X super  meat
                                          ↓
                              Con giống nếu trại đó bắt giống từ cơ sở giống Vigova.
                                                                                     ↓
3.2-Vịt Super meat con trống của Vigova X con mái super meat của cơ sở chọn
                                                            Con giống hoặc thương phẩm( kiêm dụng thịt , trứng)                                                    Con nuôi giống hoặc thương phẩm
                                                                  
3.3- Vịt super meat tự chọn trong sản xuất lai tạo giống với nhau
                                                               ↓                                        
                                                     Con giống hoặc thương phẩm
 
3.4- Vịt super meat  Xvịt Nông nghiệp
                                ↓
                             Con giống hoặc thương phẩm( kiêm dụng thịt , trứng)
3.5- Vịt Hoà Lan x Vịt Hoà lan
                                          ↓
                             Con giống hoặc thương phẩm
 
3.6- Vịt Nông nghiệp x Nông nghiệp
                                                       ↓
                              Con giống hoặc thương phẩm( kiêm dụng thịt , trứng)
Trên đây là công thức lai giống vịt phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL. Chính vì thế công tác giống không đồng nhất, rất khó quản lý, kiểm soát không qua quy trình giống chuẩn nào nên xảy ra chất lượng giống không tốt xuất hiện trên thị trường là tất yếu.
Một vấn đề được đặt ra vì sao rất đa dạng công thức lai, nhiều loại con giống có chất lượng khác nhau nhưng vẫ tồn tại thị trường này? Đó chính là phương thức nuôi, mỗi phương thức nuôi khác nhau cần có lọai giống cho phù hợp.
Khi nuôi vịt chạy đồng người chăn nuôi cần chọn con  giống vịt Nông nghiệp, Hoà Lan, con lai giữa super meat và vịt nông nghiệp. Phương thức nuôi này người chăn nuôi chỉ úm vịt 15 ngày đến 21 ngày tuổi sau đó cho ăn đồng tận dụng lúa rơi vãi và côn trùng theo thời vụ lúa. Thường các giống này có đặc tính chịu kham khổ,  điều kiện thời tiết bất lợi. Chất lượng  thịt nhóm giống vịt này ngon nên có phân khúc thị trường  tiêu thụ tốt, giá thành sản xuất thấp, tính cạnh tranh cao các mặt hàng cùng nhóm khi thị trường biến động.
STT
Tỉnh
Số gia
trại vịt
Số lò
ấp vịt
Sổ cấp
cho vịt
7382
461
11079
1
Long An
146
146
965
2
Tiền Giang
428
77
850
3
Bến Tre
35
10
0
4
Trà Vinh
541
26
1460
5
Vĩnh Long
714
71
489
6
Đồng Tháp
1137
14
2402
7
An Giang
604
11
426
8
Kiên Giang
556
10
535
9
Cần Thơ
452
49
630
10
Hậu giang
717
14
1586
11
Sóc Trăng
857
1
306
12
Bạc Liêu
630
30
630
13
Cà Mau
565
2
800
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phương thức nuôi công nghiệp và bán chăn thả: phương thức chăn nuôi này yêu cầu con giống chất lượng cao năng suất tốt, chỉ số tiêu tốn thức ăn thấp, thời gian chăn nuôi ngắn người chăn nuôi mới có lời. Hiện nay loại thịt vịt này tăng lên rất nhiều trọng lượng vịt cao, phù hợp cho chuổi tiêu thụ thịt vịt loại pha lóc, cấp đông và thịt vịt quay nguyên con. Vì thế trong những năm gần đây giống vịt này phát triển rất mạnh hàng năm trung tâm giống vịt VIGOVA cung cấp vịt giống cho vùng này  hàng năm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ mua từ VIGOVA 140.000- 160.000 con vịt bố me. Trong đó Vịt trống chiếm  25% từ đó suy ra tỉ lệ  một trống 6- 7 mái  có nghĩa 40.000 trống x 6mái = 240.000 mái sinh sản cho ra số con từ đàn lai này  là 48.000.000. chưa kể số nhân ra từ đàn thuần.Vai trò vị trí đàn giống này rất quan trọng hàng năm Bộ NN và PTNT hổ trợ giống gốc cho trung tâm này. Sắp tới Bộ có chủ trương xây dựng một trung tâm giống Vịt tại Sóc Trăng nhằm cung cấp con giống vịt cao sản cho vùng ĐBSCL. Số lượng cung cấp giống tốt cho vùng này cò thiếu rất nhiều nhất là công tác quản lý giống còn là vấn đề phải quan tâm nhiều của các cấp quản lý.
Tình hình công tác quản lý đàn vịt tại các tỉnh ĐBSCL
          Công tác quản lý tổng đàn, số người chăn nuôi vịt từ 100 con trở lên các chi cục thú y theo dỏi rất sát, qua công tác quản lý tiêm phòng, cấp sổ cho các hộ chăn nuôi vịt chạy đồng. Công tác kiểm dịch rất tốt qua việc cấp giấp kiểm vịt đi ra khỏi tỉnh quản lý các lò ấp nở vịt.
          Số lượng gia trại và trang trại nuôi vịt ở ĐBSCL: 7.382 cơ sở
          Số Lò ấp vịt: 461 lò ấp phân bố nhiều nhất Long An , Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long.
          Số sổ cấp cho vịt chạy đồng đến năn 2014 vẫn duy trì, tổng số sổ cấp cà khu vực ĐBSCL là 11.079 sổ chỉ trừ Bến tre không cấp, lý do tỉnh này không cấp sổ do chăn nuôi ở đây là nuôi nhốt gần như toàn bộ.
Bảng: Phân bố trang trại lò ấp vịt và sổ cấp cho vịt chạy đồng
Qua khảo sát tình hình chăn nuôi vịt các tỉnh ĐBSCL
1 . Về Chỉ đạo sản xuất: các cấp, ngành của địa phương quan tâm có chỉ đạo quản lý đầu con, số hộ chăn nuôi vịt, chỉ đạo công tác tiêm phòng chống dịch gia cầm, Cấp sổ vịt chạy đồng gầ như quản lý 90% đàn vit. Năm nay dịch cúm gia cầm kiểm soát được ít xảy ra dịch chỉ ở mức độ nhỏ lẻ.  Kết quả của công tác này đàn vịt vẩn phát triển tốt về số lượng và cung cấp cho thị trường số lượng thịt , trướng cung cấp cho người dân và đô thị lớn phía Nam.
2 . Công tác kiểm dịch thực hiện tốt các tỉnh kiểm soát được nguồn gốc con giống ra vào tỉnh xuất phát từ nơi nào và vịt xuất được xác định đi về đâu.
3.Người chăn nuôi nắm bắt kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch trên vật chăn nuôi của mình, chấp hành các quy định của nhà nước về khai báo và tiêm phòng vật nuôi. Thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học và an toàn thực phẩm.
4 Hiểu biết người chăn nuôi về giống chưa tốt nên chưa áp dụng tiến bộ giống. còn sử dụng giống vật nuôi tự tạo nên ảnh hưởng đến chăn nuôi nông hộ.
5 Đội ngũ cán bộ địa phương chưa có kiến thức về giống và quản lý giống, cần tăng cường kiến thức và nguồn nhân lực.
6. Cần tăng cường công tác tuyên truyền về giống đến người chăn nuôi. Hướng dẩn các kỹ thuật nâng cao sinh sản, phòng chống dịch bệnh.
7. Công tác dự báo về thị trường giá cả giúp cho người chăn nuôi vịt giảm rủi ro. Năm 2014 người chăn nuôi vịt thiệt hại lớn.
8. Phát triển hệ thống tiêu thụ vịt thịt theo chuổi từ trng trại đến bàn ăn và hướng đên xuất khẩu.
Hồ Mộng Hải – Cục Chăn nuôi