Lượt truy cập
0485500
Hôm nay:51
Hôm qua:68
Tuần này:119
Tháng này:1226
Tất cả:485500
Đang trực tuyến:1
Hỗ trợ kỹ thuật » Tin thủy sản
Kỹ thuật nuôi ba ba (01/03/2017)
Ba ba thuộc lớp bò sát, họ Rùa. Ba ba có nhiều loài nhưng ở nước ta thường gặp 4 loài: ba ba hoa, ba ba gai, cua đinh và lẹp suối.
Hiện nay, ba ba đã trở thành một đối tượng nuôi phổ biến trên khắp cả nước ta, đem lại lợi nhuận lớn cho nhiều gia đình. Nuôi ba ba không cần đất rộng mà chỉ vài chục mét vuông, thậm chí xây bể trên tầng lầu cũng nuôi được. Công Ty Mỹ Phú  xin giới thiệu kỹ thuật nuôi ba ba để bà con tham khảo.
I. Chuẩn bị ao nuôi
Môi trường đất, nước có vị trí quyết định quan trọng đến tốc độ lớn, bệnh tật của ba ba nuôi. Muốn nuôi ba ba có kết quả tốt, điều quan trọng đầu tiên là phải xây dựng được ao nuôi phù hợp với điều kiện sống của ba ba và quản lý được đàn ba ba nuôi. Ao nuôi ba ba có thể là ao đất tự nhiên hoặc bể xi măng:
1. Nuôi trong ao đất tự nhiên
Xây dựng ao nuôi ba ba cần phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật chủ yếu sau:
- Nên xây dựng ao nuôi ở nơi yên tĩnh, kín đáo, dễ thoát nước, không bị úng ngập, có nguồn nước cấp độc lập để bảo đảm cấp nước sạch.
- Diện tích ao rộng hẹp vừa phải. Ao nuôi ba ba bố mẹ từ 100-200m2 /ao, lớn nhất không nên quá 400m2. Ao nuôi ba ba thịt từ 100-200m2/ao, lớn nhất không quá 1.000m2.
- Độ sâu thích hợp (tính từ đáy ao lên đỉnh bờ): Ao nuôi ba ba bố mẹ 1,5 - 2m, có mức nước chứa thường xuyên từ 1,2 - 1,5m, thời gian nắng nóng và mùa rét cho nước sâu thêm 20 - 30cm. Ao nuôi ba ba thịt từ 1,5 - 2m, có mức nước chứa thường xuyên 1,1 - 2m. Thời gian nắng nóng và mùa rét cho nước sâu thêm 20 - 30cm.
- Có chỗ cho ba ba nghỉ ngơi dưới nước và trên bờ; có chỗ cố định cho ba ba ăn để tiện theo dõi. Xung quanh phải xây bờ cao để tránh ba ba vượt ra ngoài.
- Ao nuôi ba ba được tháo cạn nước, làm vệ sinh bằng vôi bột (15 – 20kg/100m2) rắc đều trên bề mặt ao để khử trùng. Phơi ao từ 5 – 7 ngày rồi cho nước vào, dùng thuốc sát trùng MP – SEPTIC diệt mầm bệnh 2 - 3ml/ 1m3 nước ao. Sau 5 – 7 ngày dùng men vi sinh SOTIBAC pha nước tạt xuống ao với liều 227g/ 1.000 m3 để gây màu nước và tái tạo vi sinh vật có lợi trong môi trường nước ao. Sau đó bắt đầu thả ba ba.
- Dùng tấm ván gỗ dài rộng như cánh cửa nhà thả xuống mặt ao để ba ba lên phơi nắng, đồng thời cũng là nơi để ba ba lên ăn hàng ngày, đóng thêm thanh gỗ nhỏ áp nghiêng vào tấm gỗ để tạo gờ cho ba ba leo lên được dễ dàng.
 
2. Nuôi trên bể xi măng
- Tường bao quanh ao, xây thẳng đứng để ngăn ba ba trốn thoát, ao thả những khúc gỗ nổi để ba ba lên sưởi ấm, giúp chúng điều chỉnh nhiệt độ và làm khô mai, tránh tạo thành lớp tảo nhớt dễ sinh bệnh.
- Ðáy bể trải một lớp cát xốp, tốt nhất là cát trộn với bùn để nó vùi mình vào đó, chiều dài lớp cát phụ thuộc vào cỡ ba ba.
- Ba ba thích nước cạn vì chỉ cần nghển cổ lên là tới mặt nước để hít không khí, nếu nước sâu quá buộc chúng phải bơi ngoi lên mặt nước sẽ tốn năng lượng.
-  Ánh sáng mặt trời cũng giúp ba ba điều chỉnh thân nhiệt hiệu quả hơn và hạn chế bớt sự nhiễm bẩn nước.
- Nguồn nước lấy từ giếng và máy bơm, có ống chống tràn giữ cho mức nước không thay đổi, nhất là vào mùa mưa.
 
II. Thời vụ nuôi
- Thời vụ nuôi bắt đầu từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 12. Từ giữa tháng 12 đến hết tháng 2 thời tiết lạnh, nhiệt độ nước dưới 180C khiến ba ba không ăn và không lớn. Các tháng ba ba sinh trưởng nhanh nhất là từ tháng 5 đến tháng 10.
- Ba ba hoa nuôi ở các tỉnh miền Nam hầu như ăn mồi quanh năm, sinh trưởng liên tục và đẻ quanh năm do khí hậu ấm áp. Trong vùng này, nhiệt độ nước các ao nuôi dao động trong phạm vi 24 -32oC. Những nơi có điều kiện cấp nước tốt có thể khống chế được nhiệt độ nước trong phạm vi thích hợp nhất từ 26 - 30oC.
 
III. Thức ăn
- Ba ba ăn động vật, bắt mồi tĩnh, không phải động vật đuổi bắt mồi. Các loại cá, tôm băm thái cho ăn phải được rửa sạch nhớt, máu mới thả xuống bãi hoặc giàn cho ăn, tránh làm thối, nhiễm bẩn nước trong ao nuôi.
- Dùng các loại cá hoặc thức ăn công nghiệp làm thức ăn chính, bổ sung thêm vi dưỡng chất để cân bằng dinh dưỡng, kết hợp men tiêu hóa giúp cho ba ba khỏe mạnh, giảm tiêu tốn thức ăn. Ba ba sinh sản được nuôi bằng cá kết hợp với các vitamin ADE và can xi sẽ cho trứng có vỏ cứng hơn, tăng tỷ lệ đẻ trứng và tỷ lệ thụ tinh.
 - Tập trung cho ăn tích cực đối với ba ba bố mẹ từ tháng 6,7, 8, 9 cho ba ba béo, hình thành trứng, qua đông vỗ tiếp để ba ba đẻ vào tháng 4, chất lượng sẽ tốt, tỷ lệ nở cao. Loại thức ăn tốt nhất hiện nay vẫn là cá tươi băm nhỏ kết hợp với MP – VITAMIX (ADE), MP – ABUMIN, MP – MAXZINE, MP – ANTOVIT, MP- CORBIC 10, MP – GLUCAN….
- Dùng cá tươi hoặc cám công nghiệp trộn đều với các thuốc dinh dưỡng chuyên dùng cho ba ba rồi dùng máy nghiền nhỏ thành bột, nặn thành từng viên nhỏ đắp lên mặt tấm ván gỗ; theo mép gờ của tấm ván gỗ, ba ba leo lên để ăn.
 
IV. Thu hoạch
Khi thu hoạch có thể bắt ba ba bằng tay hoặc bằng lưới, sau mỗi đợt thu, cần để ao nuôi nghỉ khoảng 1 tháng,  ngâm ao bằng dung dịch thuốc sát trùng MP – SEPTIC ( 2ml/ m3 nước) hoặc MP – PENTON ( 2ml/ 1m3 nước) để diệt mầm bệnh phát triển.
 
V. Phòng, trừ các bệnh chủ yếu ở ba ba nuôi
Ba ba đã trở thành một đối tượng nuôi phổ biến trên khắp cả nước ta, đem lại lợi nhuận lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nhiều gia đình. Nuôi ba ba không cần đất rộng mà chỉ vài chục mét vuông, thậm chí xây bể trên tầng lầu cũng nuôi tốt.
Sức đề kháng của ba ba khá mạnh, trong quá trình nuôi, nói chung ít sinh bệnh nhưng nếu quản lý không tốt, sẽ vẫn bị bệnh. Vì vậy, việc phòng bệnh trong nuôi ba ba là khâu rất quan trọng.
Ba ba thường bị các loại vi trùng, vi rút, ký sinh trùng cảm nhiễm gây bệnh, nhất là khi trên thân bị các vết thương hoặc môi trường, thời tiết không thuận lợi, dinh dưỡng không đủ, khả năng trao đổi chất kém. Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến các loài vật là địch hại của ba ba như rắn, mèo...
Trong quá trình nuôi, nếu thấy ba ba kém ăn hoặc bỏ ăn, màu sắc da chuyển sang màu đen, gầy ốm, không bơi lội hoặc nổi lên trên mặt nước, phần diềm có màu hồng tím, không sợ người v.v... thì đó là những triệu chứng của bệnh.
Để xác định bệnh của ba ba có thể dùng kính hiển vi phóng đại kiểm tra, phần niêm dịch (nhớt) trên thân hoặc các bộ phận khác của chúng, kết hợp quan sát bằng mắt thường, rồi phân tích tổng hợp nhằm chẩn doán bệnh.
 
1.Bệnh đỏ cổ
Là một trong những bệnh thường gặp nhất trên ba ba. Bệnh này rất nguy hiểm, truyền nhiễm rất nhanh, nguyên nhân do vi rút và nấm. Ba ba bệnh hoạt động chậm chạp, thỉnh thoảng nổi lên mặt nước, thường bò lên bờ bờ cỏ, đất bùn, không muốn ăn, cổ bị xung huyết sưng lên có màu đỏ, bụng cũng xung huyết có màu đỏ và có những khoảng loét đỏ... Gan, tỳ phù thũng, mồm mũi chảy máu, 2 mắt mờ nhìn không rõ.
Cách phòng trị:
+ Sử dụng thuốc MP - OXIFAC trộn vào thức ăn, 2 – 3g/ kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 3 - 5 ngày.
+ Tăng sức đề kháng bệnh: MP – GLUCAN trộn vào thức ăn 2 – 3g/ kg thức ăn trong 5 – 10 ngày.
+ Tạt thuốc sát trùng nước như MP – PENTON ( 2 ml/ 1m3 nước ao).
+ Khi phát hiện có bệnh, cách ly ba ba bệnh.
 
 2.Bệnh đốm trắng
Còn gọi là bệnh nấm lông hay bệnh lông trắng do nấm gây ra. Khi ba ba bị thương do xây xát, rất dễ cảm nhiễm bệnh này. Ba ba bệnh có dấu hiệu bốn chân, diềm áo của ba ba có đốm lang trắng ngày một rộng ra, biểu bì bị hoại tử. Ba ba kém ăn, ngứa ngáy khó chịu bệnh này gây chết tương đối ít nhưng nếu bệnh phát sinh ở hầu thì làm cho ba ba khó thở và dễ dẫn đến chết. Đối với ba ba còn trong thời kỳ ngủ đông mà bệnh phát sinh thì có thể cũng dễ làm chúng chết. Đối với ba ba còn trong thới kỳ ngủ đông mà bệnh phát sinh thì có thế cũng dễ làm chúng chết. Bệnh này thường gặp quanh năm, nhưng nhiều nhất vào tháng 5 - 7.
Cách phòng trị:
+ Sử dụng MP - TRAXIN trộn vào thức ăn, 2 – 3g/ kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 3 - 5 ngày.
+ Tăng sức đề kháng bệnh: MP – GLUCAN trộn vào thức ăn 2 – 3g/ kg thức ăn trong 5 – 10 ngày.
+ Tạt thuốc sát trùng nước như MP – SUNMAX ( 2 - 3 ml/ 1m3 nước ao) , 2 – 3 ngày tạt 1 lần..
+ Khi phát hiện có bệnh, cách ly ba ba bệnh.
                                                                                                                                                         
3. Bệnh ghẻ lở ở cổ
Bệnh này do vi rút và nấm gây ra. Bệnh này thường xảy ra quanh năm.Cổ sưng phù và có vết lở ở cổ, có nấm thủy mi bám lên. Ba ba kém ăn, nhất là đối với ba ba con khi mắc bệnh chúng không ăn uống gì, cổ không thể cử động, toàn thân hoạt động chậm chạp. Nếu không điều trị kịp thời, vài ngày sau có thể chết.
Cách phòng trị:
+  Sử sụng MP - TRAXIN trộn vào thức ăn, 2 – 3g/ kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 3 - 5 ngày.
+ Tăng sức đề kháng bệnh: MP – GLUCAN trộn vào thức ăn 2 – 3g/ kg thức ăn trong 5 – 10 ngày.
+ Tạt thuốc sát trùng nước như MP – SEPTIC ( 2 ml/ 1m3 nước ao), 2 – 3 ngày tạt 1 lần..
+ Khi phát hiện có bệnh, cách ly ba ba bệnh.
 
4. Bệnh thủy mi
Do loại nấm thủy mi kí sinh. Ba ba bị bệnh toàn thân một lớp lông như lông tơ. Bệnh này không làm cho ba ba chết ngay, nhưng vì kém ăn nên dần dần suy yếu, nhất là thời kỳ ngủ đông, có thể dẫn đến chết hàng loạt.
Cách phòng trị:
+ Sử dụng MP - OXIFAC trộn vào thức ăn, 2 – 3g/ kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 3 - 5 ngày.
+ Tăng sức đề kháng bệnh: MP – GLUCAN trộn vào thức ăn 2 – 3g/ kg thức ăn. Trong 5 – 10 ngày.
+ Tạt thuốc sát trùng nước như MP – SUNMAX ( 3 - 4 ml/ 1m3 nước ao), 2 – 3 ngày tạt 1 lần...
+ Khi phát hiện có bệnh, cách ly ba ba bệnh.
 
5. Bệnh phù đỏ ở mai bụng
Bệnh do vi rút gây ra. Mai bụng viêm đỏ. Bệnh này thường xảy ra khi vận chuyển, xếp ba ba đè nặng lên nhau, hoặc cũng có thể di phản ứng của một loại bệnh nào đó trong nội tạng.
Cách phòng trị:
+ Sử dụng MP - TRAXIN trộn vào thức ăn, 2 – 3g/ kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 3 - 5 ngày.
+ Tăng sức đề kháng bệnh: MP – GLUCAN trộn vào thức ăn 2 – 3g/ kg thức ăn. Trong 5 – 10 ngày.
+ Tạt thuốc sát trùng nước như MP – PENTON ( 2 - 3 ml/ 1m3 nước ao), 2 – 3 ngày tạt 1 lần...
+ Khi phát hiện có bệnh, cách ly ba ba bệnh.
 
6. Bệnh di độc tố mỡ
Bệnh sinh ra do cho ba ba ăn các loại cá, thịt, nhộng tằm có nhiều mỡ bị ươn ôi, mỡ bị biến chất sinh độc tố axit béo bị tích tụ nhiều trong cơ thể làm cho gan, tụy bị ngộ độc, hoạt động trao đổi chất không bình thường. Ba ba bệnh lờ đờ, hay nổi lên mặt nước, bỏ ăn rồi chết. Khi bệnh còn nhẹ, nhìn bên ngoài khó phát hiện. Khi bệnh nặng, bề ngoài ba ba bị biến dạng, da bụng bị xám đen và có nhiều vết ban màu xanh tro, chàm, cổ sưng to, da phù, mình dày hơn lúc bình thường, dưới da có các bọng nước, chân sưng mỏng và mềm nhũn. Nếu mổ ba ab ra, thấy bụng có mùi thối, các mô mỡ có màu vàng nâu hoặc màu vàng đất (bình thường thì trắng hoặc hồng), gan sưng to và màu đen.
Cách phòng trị:
+ Không cho ăn thức ăn quá béo hay đã biến chất. Trộn men tiêu hóa MP - MAXZINE hoặc MP – SAZYME thường xuyên vào trong thức ăncho ba ba ăn. Phối hợp cho ăn cả thức ăn động và thực vật, không cho ăn loại nhộng tằm, cá, thịt... đã để quá lâu bị biến chất sinh ra độc tố.
+ Cấp cứu: trộn MP - YUBITAL trộn vào thức ăn, 3 – 5ml/ kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 3 - 5 ngày.
+ Tăng khả năng tiêu hóa: MP – SAZYME trộn vào thức ăn 2 – 3g/ kg thức ăn trong 5 – 10 ngày.
+ Tạt tăng sức đề kháng MP – CORBIC 10 trộn vào thức ăn 2 – 3g/ kg thức ăn trong 5 – 10 ngày.
 
7. Bệnh còi, chậm lớn
Hiện chưa nghiên cứu rõ, thường cho rằng do mất cân bằng dinh dưỡng và nước bẩn gây ra. Ba ba lờ đờ, gầy, ốm yếu, rất rõ hình bộ xương, kém ăn rồi bỏ ăn và chết.
Cách phòng trị:Hiện chưa có biện pháp hữu hiệu. Nên cho ăn đầy đủ và thức ăn chất lượng tốt.
+ Trộn thường xuyên MP - ABUMIN vào thức ăn, 2 – 3g/ kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 3 - 5 ngày.
+ Tăng sức đề kháng bệnh: MP – GLUCAN trộn vào thức ăn 2 – 3g/ kg thức ăn. Trong 5 – 10 ngày.
+ Bổ sung men tiêu hóa như MP – MAXZINE  trộn vào thức ăn 2 – 3g/ kg thức ăn. Trong 5 – 10 ngày.
+ Bổ sung vi khoáng chất chống còi: MP – ANTOVIT trộn vào thức ăn 2 – 3g/ kg thức ăn. Trong 5 – 10 ngày.
 
8. Bệnh sưng phổi kèm hỏng mắt
Ba ba mù cả hai mắt, lờ đờ thường là lên bờ nằm im một chỗ, khó thở, luôn ngóc đầu, há mồm. ăn kém rồi bỏ ăn. Mắt bị xung huyết, sưng mù, lòng đen bị lõm sâu, có rử mắt che kín. Nếu mổ ra thấy phổi bị đen, có các nốt sần cứng nổi lên trên. Bệnh phát sinh nhiều ở các ao bị bẩn về mùa nắng hạn. Mùa xuân và mùa thu, ít bệnh.
Cách phòng trị:
+ Không để nước ao bị bẩn; trong ao nuôi có thể thả lẫn cá chép, diếc, trôi, rô phi để chúng tận dụng thức ăn, làm sạch ao.
+ Sử dụng MP - TRAXIN trộn vào thức ăn, 2 – 3g/ kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 3 - 5 ngày.
+ Tăng sức đề kháng bệnh: MP – GLUCAN trộn vào thức ăn 2 – 3g/ kg thức ăn. Trong 5 – 10 ngày.
+ Tạt thuốc sát trùng nước như MP – PENTON ( 2 - 3 ml/ 1m3 nước ao).
+ Khi phát hiện có bệnh, cách ly ba ba bệnh.
 
9. Bệnh trùng hình chuông
Do loài ký sinh trùng có cái chuông gây ra. Trên lưng, cổ, các chân của ba ba (đặc biệt là ba ba con) có các búi trắng như lông tơ, các vết thương bị sưng. Ba ba khó chịu, bỏ ăn dần, gầy yếu và lở loét. Con bị nặng, rất dễ chết.
Cách phòng trị:
+ Sử dụng MP - OXIFAC trộn vào thức ăn, 2 – 3g/ kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 3 - 5 ngày.
+ Tăng sức đề kháng bệnh: MP – GLUCAN trộn vào thức ăn 2 – 3g/ kg thức ăn. Trong 5 – 10 ngày.
+ Tạt thuốc sát trùng nước như MP – SUNMAX ( 2 - 3 ml/ 1m3 nước ao).
+ Khi phát hiện có bệnh, cách ly ba ba bệnh.
 
11. Bệnh ngộ độc do nước bẩn
Do nước ao tù bẩn lâu ngày, sinh ra các chất khí độc (NH3, H2S, CO2...) với nồng độ cao, gây ngộ độc. Chân trước, chân sau, bụng, cổ bị xung huyết sưng đỏ, bị rữa nát nếu đau nặng; diềm mai bị rách hình răng cưa.
Cách phòng trị:
+ Thay nước luôn, khử trùng đáy ao trước khi qua mùa đông. Sử dụng MP – YUCA, kết hợp với SOTIBAC để phân hủy chất hữu cơ và hấp thu khí độc.