Lượt truy cập
0485667
Hôm nay:43
Hôm qua:65
Tuần này:286
Tháng này:1393
Tất cả:485667
Đang trực tuyến:7
Hỗ trợ kỹ thuật » Tin thủy sản
Một số bệnh do vi khuẩn gây ra trên tôm (01/03/2017)

1. Bệnh do vi khuẩn Vibrio

Bệnh do giống Vibrio gây ra thuộc họ Vibrionaceae. Đặc điểm chủ yếu của giống Vibrio là có dạng hình que hoặc hơi uốn cong như dấu phẩy, kích thước 0,3-0,5 x 1,4-2,6µm. Hầu hết các giống Vibrio đều phân bố trong môi trường nước mặn, thích hợp ở 20-40‰. Vibrio luôn là mối đe dọa cho nghề nuôi động vật thủy sản, đặc biệt là giáp xác nuôi thâm canh ven biển và nuôi biển

Trong nhóm Vibrio spp gây bệnh ở động vật thủy sinh người ta thường gặp một số loài điển hình như: Vibrio algin

olyticusV. harveyiV. vulnificusV. parahaemolyticusV. pelagiusV. anguilarum...

Khi gây bệnh trên động vật thủy sản nuôi, vi khuẩn vibrio spp có thể là tác nhân sơ cấp hoặc thứ cấp khi nó kết hợp với một hoặc nhiều tác nhân khác. Nguyên nhân đầu tiên của bệnh này chính là các yếu tố môi trường, yếu tố cơ học hay sinh vật ký sinh gây thương tổn trên bề mặt cơ thể động vật thủy sản nuôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn vibrio xâm nhập và gây bệnh. Trong các hệ thống nuôi thủy sản, vi khuẩn vibrio xâm nhập vào ao, bể theo một số con đường: nguồn nước, dụng cụ sản xuất, từ tôm bố mẹ hoặc tôm giống, đặc biệt là các loại thức ăn tươi sống như Artemia và có thể chúng đã có sẵn trên thành bể hoặc trong ao nuôi.

Hầu như tất cả các loài động vật thủy sản nuôi nước lợ và mặn đều có thể bị nhiễm và chịu tác hại của bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra. Các loài tôm he (Penaeus spp) và tôm thẻ (Metapenaeus spp), các loài tôm hùm Châu Mỹ như:Homarus americanrusH.gammarusPanulirusP.ornatus, các loài cua biển như: cua xanh (Callinectes sapidus), cua đá (Callnectes irroratus), một số loài cá biển nuôi có giá trị kinh tế như: cá Mú (Epinephelus spp), cá chẽm (Lates calcarifer), cá hồng (Lutianus spp)...đều có thể bị nhiễm vi khuẩn Vibrio.

Đối với tôm nuôi, nhóm Vibrio spp thường gây ra một số bệnh điển hình:

1.1 Bệnh phát sáng trên ấu trùng tômnhóm Vibrio spp gây ra hiện tượng phát sáng là một phần của khu hệ vi sinh vật tự nhiên, khu trú ở vùng biển ven bờ, được tìm thấy trên bề mặt và cả bên trong các bộ phận của các động vật sống ở biển. Trong nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh phát sáng là một trong những bệnh phổ biến trên ấu trùng và tôm nuôi thương phẩm. Tác nhân được xác định là các loài vi khuẩn V. harveyiV. vulnificusV. parahaemolyticus. Trong đó tác nhân chính là loài vi khuẩn V. harveyi. Bệnh có thể gây chết 100% động vật thủy sản nuôi. Một số nghiên cứu cho thấy bệnh phát sáng xuất hiện chủ yếu trên 3 loài tôm He là Penaeus monodon, P. merguiensis và P. indicus. Cơ quan đích của vi khuẩn thường là khối gan tụy của tôm (Chen (1989), khi nghiên cứu bệnh trên tôm sú nuôi Đài Loan cho thấy, có đến 84,6% vi khuẩn vibrio tồn tại trong khối gan tụy của tôm).

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là tôm phát ra ánh sáng xanh rất dễ nhận rõ trong bóng tối (Hình 1), ngoài ra còn kèm theo 1 số hiện tượng như bơi lờ đờ, bắt mồi kém, thân tôm trắng mờ đục...

 

Ở Việt Nam qua kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo (2004) trên đàn tôm Postlarvae tỉnh Khánh Hòa năm 2002 cho thấy, tỷ lệ nhiễm bệnh phát sáng ở ấu trùng rất cao, trong đó V. harveyi chiếm ưu thế với tỉ lệ 46,67%, kế tiếp là V. parahaemolyticus 20%.

Ngoài việc có mặt phổ biến trong cơ thể tôm và môi trường nuôi, nhóm vi khuẩn Vibrio spp còn tồn tại trong lớp bùn đáy ao. Chen đã chứng minh rằng, thời gian nuôi càng dài thì thành phần và số lượng các loài vi khuẩn càng cao, tác giả cho rằng mật độ vi khuẩn vibrio nhiều nhất ở giai đoạn 90-120 ngày nuôi.

1.2 Bệnh nhiễm khuẩn gan tụy (Septic hepatopancreatitis): Trên nhiều nghiên cứu cho thấy có ít nhất 4 loài vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio spp có ảnh hưởng đến hệ thống gan tụy của tôm, đó là: V. parahaemolyticusV. alginolyticusV. cholerae và V. damsela. Tôm khi bị nhiễm loại vi khuẩn này, gan tụy sẽ có hiện tượng rữa nát và có màu trắng nhợt (Hình 2), đồng thời sẽ tạo điều kiện cho việc thúc đẩy nhanh sự bộc phát bệnh đốm trắng được gọi là “hội chứng đỏ thân đốm trắng”. Quá trình hoại tử gan tụy được biểu hiện qua các giai đoạn, gan tụy bị sưng rồi chảy rữa và cuối cùng teo nhỏ dẫn đến tôm bị nhiễm khuẩn mãn tính và còi cọc.

Hình 2: Gan tụy tôm bị nhiễm khuẩn vibrio có hiện tượng hoại tử, màu sắc nhợt nhạt (mũi tên)

Ở Việt Nam từ những năm đầu 1980 khi nghề sản xuất tôm giống bắt đầu phát triển, nhiều công trình nghiên cứu đã phát hiện nhóm Vibrio spp gây bệnh phát sáng rất phổ biến trong các trại sản xuất tôm sú giống và là một trong những bệnh gây thiệt hại lớn cho giai đoạn ấu trùng. Hiện nay ở hầu hết các ao nuôi bán thâm canh và thâm canh đều có sự hiện diện của Vibrio.

Đối với nhóm vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản, người ta thường dùng các loại kháng sinh để phòng trị bệnh. Một xu hướng khác là sử dụng các chế phẩm Probiotic (gồm nhiều loại vi khuẩn có lợi thuộc nhóm Bacillus sp, nhómNitrosomonas sp., nhóm Nitrobacter sp. và Lactobacillus sp.), nhằm khống chế nhóm vi khuẩn có hại kết hợp cải thiện môi trường nuôi.

Ao nuôi cần phải được cải tạo kỹ, vét hết bùn đáy ao, phơi nắng 5-7 ngày để diệt mầm bệnh. Trong quá trình nuôi cần quản lý chặt chẽ lượng thức ăn để chống ô nhiễm hữu cơ. Môi trường ao nuôi phải luôn trong sạch, các yếu tố môi trường luôn ở ngưỡng thích hợp với động vật thủy sản.    

2. Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm (Necrotizing Hepatopancreatitis-NHP) NHP là bệnh do 1 loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây ra. Bệnh được phát hiện đầu tiên trên tôm he nuôi ở bang Texas, do vậy nó còn có tên gọi khác là Texas Necrotizing Hepatopancreatitis (TNHP). Đến nay nhiều tài liệu công bố cho thấy bệnh xuất hiện ở hầu hết các quốc gia như: Brazil, Costa-Rica, Ecuador, Mexico, Panama, Peru và Venezuela.

Vi khuẩn gây bệnh NHP có kích thước nhỏ (0,4-0,5µm-1,2-2,0µm), Gram âm (-), ký sinh nội bào trong tế bào gan tụy của ký chủ. Gần đây người ta đã xác định loài vi khuẩn này thuộc nhóm Alpha Proteobacteria, là tác nhân gây ra hiện tượng hoại tử gan tụy ở nhiều loài tôm he (Frelier,1994). Vi khuẩn NHP có 2 dạng khác nhau về hình thái, một dạng giống như que nhỏ không có tiên mao, dạng kia là một que dài xoắn có 8 tiên mao trên đỉnh và 1 tiên mao phụ ở gờ của vòng xoắn.

Tôm he nhiễm bệnh NHP đã được mô tả có các dấu hiệu chính như, hệ thống gan tụy của tôm bệnh bị teo nhỏ hoặc bị mềm, hoại tử, đi kèm là gan tụy có màu trắng nhợt hoặc có những sọc đen. Tôm kém ăn, sinh trưởng chậm, tỷ lệ giữa trọng lượng và chiều dài giảm, hệ số chuyển đổi thức ăn cao. Khi kiểm tra cho thấy, ruột tôm trống rỗng không có thức ăn. Tôm nhiễm bệnh tỷ lệ chết tích lũy có thể lên đến 90% trong vòng 30 ngày kể từ khi xuất hiện bệnh. Tôm bị bệnh NHP thường bị ốp, vỏ mềm, mang có màu đen, trên thân thường có sinh vật bám, khi bệnh nặng có dấu hiệu hôn mê, bơi lờ đờ trên mặt nước.

Các nghiên cứu cho thấy, NHP đã được phát hiện rất phổ biến ở các loài tôm he Nam Mỹ như P. vannameiP. styliostrisP. aztecusP. setiferus và P. californiensis. Chưa có công bố nào cho thấy NHP gây bệnh trên tôm sú P. monodon.

Nhiệt độ và độ mặn là 2 yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự xuất hiện bệnh. Viện nghiên cứu Texas đã chứng minh rằng, ở nhiệt độ từ 29-310C và độ mặn 20-40‰ kéo dài trong vài tuần sẽ là điều kiện tốt cho việc phát triển bệnh NHP. Nghiên cứu cho thấy không có sự lây truyền bệnh từ tôm bố mẹ sang cho đàn ấu trùng, vì vậy bệnh không lan truyền theo trục dọc.

 

Phòng R&D (sưu tầm)