Lượt truy cập
0486158
Hôm nay:91
Hôm qua:56
Tuần này:275
Tháng này:1884
Tất cả:486158
Đang trực tuyến:5
Hỗ trợ kỹ thuật » Tin thủy sản
Phòng trị bệnh phân trắng và teo gan trên tôm (27/06/2018)
PHÒNG TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG - TEO GAN TRÊN TÔM
 
Tên “Phân trắng, teo gan” được tạm gọi dựa trên những dấu hiệu bệnh lý thấy được của bệnh đó là hiện tượng phân tôm có màu trắng nổi trên mặt nước và hiện tượng gan tôm bị teo hoặc nhũn rửa. Thực chất có thể đây là hai bệnh khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, sự xuất hiện của bệnh này là điều kiện cho bệnh kia phát triển và lây lan . Theo kết quả điều tra cho thấy bệnh “Phân trắng, teo gan” bắt đầu từ những năm 1998. Tuy nhiên, trong thời gian này bệnh chỉ xuất hiện rải rác ở những ao nuôi mật độ cao từ 40 con P15/m2 trở lên và cũng không gây thiệt hại lớn, do vậy người nuôi tôm ít để ý. Từ năm 2000 đến nay bệnh phát triển và lây lan nhanh, đồng thời gây thiệt hại đáng kể cho nhiều vùng nuôi tôm, đặc biệt là khu vực miền Trung, nơi hầu hết các diện tích đều nuôi thâm canh theo quy trình ít thay nước.
1. Những dấu hiệu bệnh lý: Triệu chứng ban đầu dễ thấy nhất là trong ao nuôi có xuất hiện những đoạn phân trắng nổi trên mặt nước về cuối hướng gió, phân tôm có màu trắng đục. Nếu quan sát kỹ đường ruột của tôm chúng ta thấy bị đứt quãng hoặc trống rỗng, có những chấm màu vàng nhạt và khi bóp nhẹ ta thấy phân tôm có thể di chuyển lên xuống trong ống ruột của tôm. Giai đoạn này tôm có thể giảm ăn nhanh và nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời tôm có thể bỏ ăn hoàn toàn chỉ trong vòng vài ngày. Tuy nhiên đây cũng mới chỉ là giai đoạn đầu của bệnh, nếu được phát hiện kịp thời vẫn có những biện pháp xử lý cho kết quả tốt. Sau giai đoạn “phân trắng”, hầu hết bệnh chuyển sang giai đoạn “teo gan”, lúc này tôm có hiện tượng bỏ ăn kéo dài và bắt đầu có xuất hiện tôm chết trong ao. Khi kiểm tra gan tôm cho thấy có hai dấu hiệu đặc trưng : + Dấu hiệu thứ nhất là gan tôm bị chai cứng và teo nhỏ lại chỉ bằng 1/3 thể tích gan bình thường, nếu ta dùng tay bóp mạnh thì thấy gan tôm rất cứng và chai, đây là dạng thường thấy ở bệnh teo gan trên tôm nuôi thương phẩm. + Dấu hiệu thứ hai là gan tôm bị nhũn rữa ra giống như sữa. Thời gian gần đây, tôm mắc bệnh không nhất thiết phải trải qua hai giai đoạn như trên mà có trường hợp tôm chỉ xuất hiện bệnh “phân trắng”, nhưng cũng có trường hợp tôm chỉ xuất hiện bệnh “teo gan”. Dạng thứ hai thường hay xảy ra với tôm nuôi trong thời kỳ tôm 40-60 ngày tuổi. Nếu nhiễm bệnh này tôm thường chết rất nhanh, chỉ trong vòng 4-6 ngày và gây thiệt hại lớn cho người nuôi.
2. Những nguyên nhân gây bệnh. Qua kết quả nghiên cứu bước đầu về loại bệnh này có một số nguyên nhân như sau : - Bệnh thường xuất hiện ở những ao nuôi thâm canh nuôi theo quy trình ít thay nước. Những ao có xuất hiện bệnh thường nước ao nuôi bị nhiễm bẩn, mật độ tảo và hàm lượng chất hữu cơ có trong nước cao. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn 40-60 ngày tuổi, tuy nhiên gần đây cho thấy bệnh cũng có thể xuất hiện ở tất cả các giai đoạn của tôm. - Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè khi nhiệt độ nước trong ao cao, qua kết quả điều tra cho thấy: bệnh hầu như chỉ xuất hiện và tập trung vào thời đIểm từ tháng 4- 8 trong năm (chiếm 80%), đây là thời gian có nhiệt độ cao nhất trong năm, các tháng còn lại trong năm bệnh rất ít xuất hiện. Ðiều này cho thấy dường như sự xuất hiện bệnh có liên quan mật thiết đến yếu tố nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao bệnh càng dễ phát triển và lây lan. - Khu vực nuôi trên cát bệnh xuất hiện với tần suất cao hơn các khu vực nuôi khác, qua điều tra cho thấy tỷ lệ diện tích tôm bị mắc loại bệnh này ở những ao nuôi trên cát cao gấp 1,5-2 lần so với các loại hình nuôi khác. Hiện tượng này có thể vì mùa vụ nuôi chính vẫn tập trung vào tháng 3-9 hàng năm (trùng với thời điểm nhiệt độ cao). Mặt khác, do tính chất hấp thụ nhiệt của vùng cát nên khu vực nuôi trên cát luôn có nhiệt độ cao hơn các loại hình nuôi bình thường khác từ 2-3 0C. Ðây cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh dễ phát triển. - Ở những ao nuôi đã bị bệnh thì tần số xuất hiện bệnh vào vụ nuôi sau thường cao gấp 2 lần so với những ao không bị bệnh trước đây. Ở những vùng nuôi đã có xuất hiện bệnh thì cũng dễ bị mắc bệnh vào vụ sau hơn ở những vùng không bị mắc bệnh. Những ao có thời gian cải tạo ngắn, cải tạo không kỹ cũng dễ bị mắc bệnh hơn những ao cải tạo đúng theo quy trình kỹ thuật. - Một số thông tin khác nhận định rằng bệnh “Phân trắng, teo gan” có liên quan đến vấn đề sử dụng thức ăn, trong quá trình nuôi người nuôi bảo quản thức ăn không tốt để thức ăn bị nấm, mốc gây nhiễm khuẩn đường ruột ở tôm.
3.Tác nhân gây bệnh “Phân trắng - teo gan” Có nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu cho rằng, bệnh do nhiều tác nhân gây nên, bao gồm: virus, vi khuẩn, nguyên sinh động vật, tảo độc và cả môi trường. - Nhóm Virus: đã phát hiện sự có mặt của Virus HPV trên các mẫu tôm bệnh (chiếm tỷ lệ 36% trên các mẫu nghiên cứu). - Nhóm Vi khuẩn: phát hiện có nhóm Vibrio gây hoại tử gan tụy (V. proteolyticus; V. alginolyticus, V. harveyi), nhóm này xuất hiện với tỷ lệ cao nhất (80% trên các mẫu nghiên cứu). - Nhóm tảo Lam ( 45,4% ) : xuất hiện ở những ao có điều kiện môi trường nuôi xấu. Một số tác giả cho rằng thành ruột tôm bị bệnh có màu vàng nhạt có liên quan đến sự xuất huyết ruột ở tôm, bệnh này do các chất độc của tảo gây ra. Khi tôm ăn phải tảo độc các chất độc này sẽ phá vỡ tế bào ngoài của thành ruột và manh tràng của tôm gây nên các vết viêm tấy nặng và có thể ảnh hưởng đến khối gan tuỵ của tôm, trong trường hợp này nếu bội nhiễm thêm nhóm vi khuẩn Vibrio sẽ có thể gây chết tôm. - Theo tiến sĩ Bùi Quang Tề thì bệnh gây ra còn có thể do nhóm nguyên sinh động vật Gregarine gây tổn thương thành ruột, dạ dày tạo điều kiện cho nhóm vi khuẩn Vibrio gây hoại tử thành ruột tạo nên các đốm trắng hay vàng nhạt trên thành ruột. Như vậy tổng hợp các thông tin cho phép nhận định: bệnh Phân trắng, teo gan có thể do nhiều tác nhân gây nên như: Vi khuẩn, Virus, Tảo độc, Nguyên sinh động vật. Trong đó, vi khuẩn gây bệnh được phát hiện với tần suất cao nhất (80%), virus (36%). Môi trường nước ao nuôi với mật độ cao (50 con/m 2 ) nhưng không thay nước trong điều kiện thời tiết nắng nóng, tảo phát triển mạnh cũng là điều kiện cho bệnh phát triển (45,5%).
4. Phòng và trị bệnh “Phân trắng, teo gan
” Do chưa xác định được tác nhân chính gây bệnh “Phân trắng, teo gan” trên tôm sú nuôi thương phẩm nên việc đưa ra các biện pháp phòng trị là hết sức khó khăn. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia về bệnh tôm cùng một số thông tin trên các báo cáo và tổng hợp từ thực tiễn người nuôi đang sử dụng, chúng tôi đưa ra một số biện pháp xử lý để tham khảo như sau:
* Phòng bệnh - Con giống trước khi đưa vào nuôi phải được kiểm tra kỹ không mang mầm bệnh, nếu có điều kiện nên kiểm tra thêm chỉ tiêu nguyên sinh động vật Gregarine trong ruột tôm giống trước khi đưa vào nuôi. - Chỉ nên nuôi mật độ vừa phải từ 20-25 con/m 2 . - Phải cải tạo ao nuôi thật kỹ, đúng quy trình và phải có thời gian phơi đáy trên 10 ngày. Ðặc biệt những ao đã có xuất hiện bệnh thì không nên vội vàng nuôi lại mà phải có thời gian khoảng 2 tháng để cải tạo ao và cho ao nghỉ. - Phải chú ý quản lý môi trường ao nuôi thật tốt, luôn giữ pH ổn định không để pH biến động giữa sáng và trưa trên 0,5, kiểm soát không để mật độ tảo quá dày. Quản lý thức ăn tốt không để thức ăn dư thừa làm xấu môi trường nước. Ðây được xem là biện pháp quan trọng nhằm hạn chế sự xuất hiện và lây lan của bệnh. - Ðịnh kỳ tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng Vitamin C và bổ sung men tiêu hoá vào trong thức ăn tôm để tăng cường khả năng tiêu hoá cho tôm. - Thường xuyên sử dụng các loại chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nước trong quá trình nuôi.
Trị bệnh Việc điều trị bệnh “Phân trắng, teo gan” trên tôm sú nuôi hiện nay chủ yếu bằng kháng sinh kết hợp với việc cải thiện môi trường nước. - Tích cực thay nước khi tôm có dấu hiệu bị bệnh (tốt nhất là nước đã được xử lý ở ao chưa lắng), nếu tảo phát triển mạnh thì phải dùng hoá chất diệt bớt tảo và oxy hoá các chất hữu cơ trong ao nuôi. - Sau khi dùng kháng sinh 3 - 5 ngày cần bổ sung men tiêu hoá đường ruột cho tôm đồng thời sử dụng các chế phẩm sinh học để ổn định môi trường nước ao nuôi.
BỘ 03 SẢN PHẨM PHÒNG TRỊ PHÂN TRẮNG TEO GAN CHO TÔM THẺ VÀ SÚ
1. MP – PHOSGATIC ( Super): tinh thảo mộc Phyllanthus urinaria, Wedelia chinensis, Eclipta prostrata, Allium sativum giúp giải độc gan, bồi bổ gan tụy, kháng sinh thực vật đặc hiệu với các vi khuẩn gây bệnh trên tôm. An toàn hiệu quả, không gây độc cho gan tụy.
2. MP – GLUCAN: Beta glucan 1, 3 – 1, 6; nucletoid premix, Mannanoligosaccharid, bột tảo biển spirulina, lysine, Methionine, Vitamin B12… giúp tăng cường hoạt động hệ thống miễn dịch, kích thích đại thực bào hoạt động tiêu diệt mầm bệnh ( đặc biệt là bệnh do virus), nâng cao sức đề kháng bệnh, chống stress.
3. MP – MAXZINE: các vi khuẩn có lợi cho đường ruột như Bacillus subtilis, Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces cerevisiae, Asperillus oryzea, Enzyme tiêu hóa, Yucca schidigera, Quilaja saponaria, sorbitol: hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu dưỡng chất, bổ sung vi sinh có lợi, ức chế vi sinh có hại trong đường ruột ( Vibrio, nguyên sinh động vật), giúp ruột to – phân tốt.
BỘ 03 SẢN PHẨM HỖ TRỢ QUY TRÌNH NUÔI TÔM
1. MP – WATER B: hoạt chất diệt khuẩn đặc hiệu với vi khuẩn, virus gây bệnh cho tôm.
2. MP – YUCA: dịch chiết Yucca đậm đặc giúp hấp thu hoàn toàn khí độc trong ao nuôi.
3. SOTIBAC: chế phẩm sinh học hoạt hóa cực mạnh, giúp phân hủy chất hữu cơ, cải thiện chất lượng nước, cân bằng hệ vi sinh có lợi cho ao nuôi.
MỸ PHÚ CÙNG NÔNG GIA THỊNH VƯỢNG