Lượt truy cập
0489303
Hôm nay:66
Hôm qua:88
Tuần này:66
Tháng này:2490
Tất cả:489303
Đang trực tuyến:6
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ » BỆNH THUỶ SẢN
BỆNH EHP TRÊN TÔM NUÔI (10/05/2024)
BỆNH CHẬM LỚN/ EHP/ VI BÀO TỬ TRÙNG, 3 từ trên đều chỉ 1 loại bệnh ở tôm nhưng mỗi người có 1 cách gọi khác nhau.
Tên bệnh: Bệnh chậm lớn
Tác nhân gây bệnh: EHP (viết tắt của tên loài Enterocytozoon hepatopenaei) là 1 loài kí sinh trùng có hình quả lê/ hình trứng/ hình bầu dục với kích thước rất nhỏ 1,7x1,0 μm nên được xếp vào nhóm vi bào tử trùng.
Bào tử EHP được bao bọc bởi 3 lớp gồm ngoại bào tử, nội bào tử và màng sinh chất (vì vậy rất khó tiêu diệt). Bên trong chứa cực quang, đĩa bám, sợi cực, không bào và vật chất di truyền.
Hình 1: Cấu tạo bào tử EHP
(José Cuauhtémoc Ibarra-Gámez et al., 2023)
Phân bố: được báo cáo lần đầu tiên trên tôm Sú ở Thái Lan vào năm 2004, đến năm 2010 được ghi nhận hiện diện trong tôm bị hội chứng phân trắng tại Việt Nam.
Hình 2: Năm phát hiện EHP tại các quốc gia trên thế giới
(Hong Liu, 2021)
Dấu hiệu bệnh
EHP kí sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng của tôm làm cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất làm tôm chậm phát triển vì vậy quan sát sẽ thấy lệch size trong ao nuôi. Tôm nhiễm EHP thường không có dấu hiệu đặc trưng, tôm vẫn ăn bình thường tuy nhiên không có sự tăng trưởng dẫn đến thiệt hại nặng nề về kinh tế, chỉ một số trường hợp bệnh nặng sẽ xuất hiện các dấu hiệu như gan tuỵ mất màu, ruột rỗng hoặc đứt khúc, vỏ nhám.
Hình 3: Dấu hiệu bệnh lí ở tôm nhiễm EHP
(Kim el al., 2021)
Phòng bệnh: EHP truyền bệnh theo chiều ngang (từ môi trường nước thông qua phân tôm bệnh, vật chủ trung gian, tôm khỏe ăn tôm bệnh) và cả chiều dọc (từ tôm bố mẹ sang tôm con). Theo thefishsite cần chủ động ngăn cản mầm bệnh EHP xâm nhập vào ao nuôi bằng các biện pháp sau:
  • Kiểm tra PCR xác định tôm bố mẹ có nhiễm EHP không ?

  • Các trại tôm bố mẹ không nên sử dụng động vật tươi sống (giun nhiều tơ, nghêu, hàu,...) làm thức ăn cho tôm bố mẹ. Hoặc ít nhất phải được đông lạnh trước khi sử dụng, sử dụng chiếu xạ gamma với thức ăn đông lạnh hoặc thanh trùng (làm nóng ở 70oC trong 10 phút).

  • Vệ sinh dụng cụ thiết bị trại giống với NaOH 2.5%, rửa sạch để loại bỏ NaOH và để khô trong 7 ngày. Sau đó, rửa sạch bằng Chlorine 200 ppm ở pH < 4.5

  • Đảm bảo PL dùng để thả ao nuôi không bị nhiễm EHP. Điều này có thể được thực hiện dễ dàng nhất bằng xét nghiệm PCR.

  • Để khử trùng ao đất có bào tử EHP sử dụng CaO với liều lượng 6 tấn/ha. Cày CaO vào lớp đất ao khô (10-12 cm) rồi làm ẩm lớp đất để kích hoạt vôi. Sau đó để trong một tuần trước khi phơi đáy hoặc lấy nước. Sau khi bón CaO, độ pH của đất sẽ tăng lên 12 hoặc hơn trong vài ngày và sau đó giảm trở lại mức bình thường khi đất hấp thụ carbon dioxide và trở thành CaCO3.