Lượt truy cập
0486259
Hôm nay:98
Hôm qua:94
Tuần này:376
Tháng này:1985
Tất cả:486259
Đang trực tuyến:6
Hỗ trợ kỹ thuật » Tin chăn nuôi
KỸ THUẬT NUÔI GÀ ĐÔNG TẢO (22/07/2015)
   Gà Đông Tảo, là giống gà quí hiếm, có nguồn gốc từ xa xưa của làng Đông Tảo, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Trải qua thời gian dài chiến tranh và những đợt dịch cúm gia cầm, giống gà này gần đây hầu như bị tuyệt chủng. Mãi đến năm 1993, Viện chăn nuôi quốc gia mới cho nhân giống, bảo tồn và phát triển lại nguồn gen quí hiếm này.
1. Kỹ thuật nuôi ấp gà Đông Tảo giống: Phải chọn được con giống bố mẹ đúng gà Đông Tảo thuần chủng. Một số đặc điểm để nhận dạng gà Đông Tảo thuần chủng như sau:
- Đầu gộc tre
-  Thân cốc (thân giống con cốc)
- Cánh vỏ trai (cánh giống vỏ trai úp vào thân)
- Đuôi nơm (giống cái nơm úp cá)
-  mâm xôi
- Chân gà to tròn, các ngón chân thẳng, múp. Những lớp vảy thịt có da đỏ, mọc không thành hàng, không có cựa, bàn chân dày.
- Do trọng lượng to lớn, gà càng lớn đôi chân càng phình to, gà Đông Tảo thường nặng nề, chậm chạp và rất vụng về trong việc ấp trứng. Vì vậy nếu để ấp tự nhiên, tỉ lệ thành công thường rất thấp.
- Hiện nay hầu hết người nuôi gà Đông Tảo giống đều sử dụng máy ấp trứng. Khi gà đẻ, người nuôi phải canh lấy trứng, nếu không với đôi chân khổng lồ và chậm chạp của mình, chính gà bố mẹ sẽ đạp vỡ trứng, sau đó sẽ ăn luôn cái trứng vỡ đó.
- Những máy ấp trứng hiện nay đều có chế độ chỉnh độ nóng, độ ẩm, tự động xoay đảo chiều trứng. Vì vậy người nuôi chỉ việc cho trứng vào máy ấp, điều chỉnh nhiệt độ và đợi đến khi trứng nở thành gà con.
- Trứng để ấp thường được bảo quản trong 5 ngày nếu thời tiết ấm nóng, thời tiết lạnh có thể để trứng đến 7 ngày. Hàng ngày khi gà đẻ trứng, nên nhặt cho vào rổ để nơi thoáng mát và thường xuyên đảo trứng.
- Nhiệt độ: từ 37,5 độ C - 37,8 độ C.
* Độ ẩm: từ 55- 65% (trong giai đọan ấp từ ngày 1- ngày thứ 18).
* Đảo trứng: máy ấp trứng sẽ tự động đảo trứng theo chế độ cài đặt.
 2. Làm chuồng trại cho gà Đông Tảo:  Chuồng trại phải thông thoáng vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
- Đặc biệt, đối với gà Đông Tảo con, do đặc điểm rất ít lông, có con còn trụi lũi, gà con rất dễ bị lạnh, dẫn đến khò khè, chảy mũi. Vì vậy chuồng trại làm cho gà Đông Tảo con phải chú ý độ ấm, tránh lạnh, tránh nước. Khi trời mưa hoặc lạnh, nên dùng bạt bọc quanh chuồng gà, đốt thêm đèn điện để sưởi ấm. 
    - Đối với gà Đông Tảo trưởng thành, do thích nghi với nuôi thả, vì vậy nếu nuôi gà để chơi kiểng theo kiểu nuôi nhốt, trong chuồng nên gác thêm cành cây để gà có thể bay nhảy, vận động.
- Khi nuôi gà Đông Tảo thả vườn, người nuôi cần chú ý không để gà bị ướt nước mưa, bị lạnh, dễ dẫn đến bệnh cúm gây hao hụt gà.
3. Cách xử lý chuồng trại: Chuồng nuôi gà Đông Tảo nên lót thêm lớp men vi sinh ( MPT – BIO) trộn chung với trấu, vừa để giữ ấm cho gà, vừa chống mùi hôi và ruồi nhặng. Lớp men và trấu này sẽ được sử dụng 6 tháng thay một lần. Sau khi thay có thể dùng lớp men trấu này bón phân cho cây trồng rất tốt. Thức ăn, nước uống của gà nên cho vào khay chuyên dùng, treo bên ngoài chuồng, tránh rơi vãi thức ăn và nước uống bên trong chuồng gây ẩm ướt, mất vệ sinh.
4.  Thức ăn cho gà Đông Tảo
-  Đối với gà Đông Tảo con, từ lúc mới nở nên cho ăn những thức ăn dạng bột, mềm như ngô bắp xay nhuyễn, cơm nguội , tránh cho ăn thức ăn thô, cứng, gây hóc cho gà. Để tăng cường sức đề kháng cho gà Đông Tảo con, nên cho gà uống hoặc trộn với thức ăn BỘT ÚM GIA CẦM trong 4 tuần đầu tiên, kết hợp pha nước uống CORBIC 10%MP – ĐIỆN GIẢI.
- Đối với gà Đông Tảo đã trưởng thành chỉ dùng thức ăn thô như ngô, thóc, rau củ, các loại côn trùng có trong vườn,..không sử dụng thức ăn đã qua chế biến, có chấttăng trưởng. Nên kết hợp trộn men tiêu hóa MP – SAZYME, MP - SOTIZYME hoặc B.A.S giúp phòng bệnh đường ruột cho gà. Khi gà đến độ tuổi sinh sản nên dùng gạo lứt làm nguồn thức ăn chính, bồi bổ thêm cho gà. Gạo lứt có nhiều chất bổ dưỡng, vì vậy tăng sức đề kháng , gà tăng trưởng nhanh, cho thịt thơm ngon, bổ dưỡng và đảm bảo được nguồn thực phẩm sạch.
- Giống gà Đông Tảo rất háu ăn, nếu để bị đói, chúng sẽ cấu xé lẫn nhau, con lớn có thể ăn thịt cả con nhỏ. Vì vậy không được để gà đói. Nước uống phải luôn có sẵn và được thay thường xuyên, để đảm bảo vệ sinh, tránh dịch bệnh cho gà.