Lượt truy cập
0486478
Hôm nay:19
Hôm qua:175
Tuần này:641
Tháng này:2204
Tất cả:486478
Đang trực tuyến:2
Hỗ trợ kỹ thuật » Tin thủy sản
Kỹ thuật nuôi cá lóc (01/03/2017)
Nuôi cá lóc cũng cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau:

   1/ Thiết kế ao nuôi: Ao nuôi cá lóc có diện tích đa dạng, nhưng tốt nhất từ  1.000-2.000m2 thiết kế theo hình chữ nhật để tiện việc chăm sóc quản  lý dễ thu hoạch sau này. Độ sâu chứa nước đảm bảo từ 2-2.5m. Đặc biệt phải cóhệ thống cống cấp và thoát nước tốt. Bờ ao phải vững chắc tránh bị sạt lở và  không bị ngập nước.

   2/ Cải tạo ao nuôi: Nếu là ao cũ thì vét hết bùn dơ đáy ao, tiếp theo bón vôi 8-15kg/100m2, nếu có điều kiện thì phơi ao từ 3-4 ngày. Sau đó cho nước vào ao độ  sâu 1m chú ý nước lấy vào phải qua lọc tránh cá lớn vào ăn cá con sau này, Sửdụng MP – SEPTIC (1 lít/ 2.500 – 4.000m3 nước ao) để sát trùng diệt mầm bệnh,  3 ngày sau thì tiến hành thả cá giống. Khi thả  cá xong mỗi tuần cấp thêm nước từ 10-15 cm cho đến khi đạt độ sâu 2-2.5m.

   3/ Chọn giống và thả giống: Cá giống chọn đều cỡ, không bị dị tật, bóng mượt, không xây xát. Nên thả nuôi với mật độ vừa phải để dễ quản lý, hạn chế dịch bệnh xảy ra.  Nếu không gian chật hẹp, cá sẽ chậm lớn và hao đầu con ảnh hưởng đến chi phí  nuôi cũng như hệ số tiêu tốn thức ăn sẽ tăng cao. Mật độ thả nuôi từ 30-100 con/m2(thích hợp 40-60 con/m2). Nên thả cá lúc trời mát.

   4/ Chăm sóc và quản lý:

   a) Thức ăn và cách cho cá ăn: Thức ăn cho cá lóc hiện nay phổ biến là thức ăn viên công nghiệp. Tùy theo kích cỡ cá mà chọn loại thức ăn có kích cỡ cho phù hợp. Tháng  đầu cho cá ăn 3 lần/ngày. Sáng, trưa, chiều, từ tháng thứ hai trở đi ăn 2  lần/ngày. Chú ý khi cho cá ăn dùng cây gõ vào cầu tạo tiếng động cho cá gom lại.

   * Trường hợp cá giống chưa tập thức ăn công nghiệp phải tập cho cá chuyển từ từ bằng thức ăn cá tạp sang thức ăn công nghiệp cách làm như  sau: Dùng sàng ăn bằng tre diện tích khoảng 1m2  đặt cách bờ từ 4-5m, nổi trên mặt nước. Thức  ăn cá tạp còn tươi rửa sạch xay nhuyễn, mỗi  lần cho ăn trộn vào 2-3% thức ăn  công nghiệp, để nguyên khối thức ăn bỏ trên sàng cá tự động lại rỉa ăn. Cứ mỗi lần cho cá ăn thức ăn công nghiệp tăng dần lên, khoảng 15 ngày cá quen với thức ăn công nghiệp thì chuyển hẳn sang cho ăn thức  ăn công nghiệp. Khi cho ăn cần trộn thêm men tiêu hóa đường ruột MP -SAZYME  hoặc MP – MAXZINE giúp cá mau tiêu hóa và tăng sức đề kháng bệnh. Khi  cho cá ăn nên rải thức ăn vừa đủ tránh thức ăn dư thừa

   b) Quản lý ao nuôi:

   - Hàng ngày nên theo dõi khả năng bắt mồi của cá. Nếu cá  giảm ăn hoặc ăn không tăng thì có vấn đề về sức khỏe. Có thể do cá nhiễm bệnh,  hay môi trường ao bị dơ, khí độc nhiều, oxy thấp, thời tiết thay đổi, ngoại ký  sinh trùng, ngộ độc thức ăn….

   - Kiểm tra màu nước của ao nuôi để có cách thay nước hợp  lý.

  - Khi nuôi cá được hai tháng có thể dùng vi sinh định kỳ để xử lý đáy ao: MPT hoặc SOTIBAC.

   c) Sử dụng thuốc bồi dưỡng, tăng sức đề kháng, phòng bệnh  cho cá lóc:

   - Tăng cường sức đề kháng bệnh, chống stress: MP – CORBIC 10.

   - Tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất: MP – SAZYMEMP – MAXZINEMP – BIOZYME.

   - Chống shock, co giật khi nắng nóng: MP– VITAL.

   - Giải độc gan thận: MP- PHOSGATICMP – HEPATOL.

   - Cá mau lớn, rút ngắn thờigian nuôi: MP – ABUMINMP – VITAMIX.

   - Chống còi cọc, gù trên cá  lóc: MP – ANTOVITTCP – MILK.      

   5/ Thu hoạch: Thời gian nuôi khoảng 4 tháng cá đạt trọng lượng trung bình từ 2-3 con/kg thì thu hoạch, cũng có thể để cá lớn  hơn tùy theo thị trường tiêu thụ. 

Phòng R&D