NHỮNG LỢI ÍCH CỦA CHẾ PHẨM VI SINH ĐỐI VỚI TÔM NUÔI

Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, tôm sống trong môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với mật số vi khuẩn từ 106-107 CFU/ml, trong đó nếu mật số Vibrio spp. từ 103 CFU/ml trở lên có thể gây hại đến tôm nuôi. Để hạn chế mật số vi khuẩn có hại trong ao nuôi, người nuôi có thể sử dụng hóa chất diệt khuẩn xử lí môi trường nước ao hoặc dùng kháng sinh trộn vào thức ăn, những phương pháp này có thể diệt được vi khuẩn tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho bà con khi sử dụng. Thứ nhất, sử dụng hóa chất diệt khuẩn ở giai đoạn tôm nhỏ sẽ rất rủi ro, tôm dễ bị sock. Thứ hai, kháng sinh không dùng trong phòng bệnh nên không thể trộn thường xuyên vào thức ăn cho tôm, và dẫn đến các hệ lụy xảy ra khi sử dụng kháng sinh không đúng cách như: tạo ra chủng vi khuẩn kháng kháng sinh, giảm giá trị của tôm khi xuất khẩu và quan trọng hơn là gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Dù là dùng hóa chất hoặc kháng sinh thì điểm chung là làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong môi trường nước và đường ruột tôm (vì diệt luôn cả vi sinh vật có lợi). Vì vậy biện pháp tối ưu để hạn chế mật số vi khuẩn trong ao nuôi là sử dụng hóa chất diệt khuẩn đúng cách và hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh trong suốt quá trình nuôi. Bên cạnh đó cần bổ sung thêm mật số vi sinh vật có lợi nhằm cạnh tranh với vi khuẩn có hại. Vai trò của vi sinh vật có lợi đã được chứng minh rất nhiều và cụ thể được trình bày ở bài viết dưới đây, tin rằng vi sinh sẽ là giải pháp tối ưu cho phòng bệnh trên tôm cũng như là 1 giải pháp hữu hiệu thay thế cho kháng sinh giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững.
Chế phẩm vi sinh trong thuỷ sản là gì ?
Chế phẩm vi sinh là vi sinh vật sống có lợi mang lại những tác động tích cực như nâng cao miễn dịch, hỗ trợ tiêu hoá, cải thiện chất lượng nước ao nuôi thông qua việc trộn vào thức ăn hoặc bổ sung vào môi trường nước.
Lợi ích của chế phẩm vi sinh
 
Hình 1: Cơ chế hoạt động của chế phẩm vi sinh trong ao nuôi tôm
(C. Lazado et al., 2015)
Bổ sung vi sinh vào nước giúp giảm mật số Vibrio, NH3 và NO2-. Bổ sung vi sinh vào thức ăn giúp kích thích miễn dịch, ức chế mầm bệnh, tăng cường khả năng tiêu hóa, phát triển hệ vi sinh có lợi trong ruột từ đó giúp tôm tăng trưởng tốt.
  • Cải thiện chất lượng nước: Một số loài vi sinh có thể cải thiện môi trường của hệ thống nuôi trồng thủy sản thông qua quá trình nitrate hoá và khử nitrate hoá, mặc dù đây là quá trình diễn ra tự nhiên nhưng lượng chất hữu cơ trong hệ thống nuôi tôm quá cao nên nguồn vi sinh này cần được bổ sung thêm từ bên ngoài để tăng hiệu quả xử lý nước và bùn đáy ao.
 
Hình 2: Nitrat hóa và khử nitrat hóa (Hagenbuch, 2007) là các quá trình có thể bị ảnh hưởng bởi vi sinh trong nuôi trồng thủy sản
  • Tăng sức đề kháng bằng cách kích thích khả năng kháng bệnh không đặc hiệu của tôm, tăng cường hoạt động của tế bào máu và thực hiện chức năng tiêu diệt vật thể lạ bằng cách tiết ra các hợp chất có tính acid cao.
 
Hình 3: Mô hình điều hòa miễn dịch ở tôm bằng chế phẩm vi sinh
(C. Lazado et al., 2015)
  • Ức chế vi khuẩn có hại: Vi sinh cạnh tranh loại trừ vi khuẩn bệnh khi được xâm nhập, bám và phát triển trong chất nhầy niêm mạc ruột, làm giảm các vị trí thụ thể có sẵn đối với mầm bệnh và loại bỏ chúng khỏi vùng nhiễm bệnh. Sẽ có hiệu quả cao hơn nếu bổ sung vi sinh vào lần cho ăn đầu tiên hoặc sau khi mới điều trị kháng sinh. Ngoài việc cạnh tranh vị trí bám dính, chúng còn tiết ra các chất kháng khuẩn như bacteriocin, siderophores, lysozyme, protease, hydrogen peroxide và axit hữu cơ để tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn hại.
  • Hỗ trợ tiêu hoá: vi sinh phân huỷ các chất dinh dưỡng hoặc hợp chất thành các dạng đơn giản dễ hấp thụ hơn. Và có khả năng tiết enzyme tiêu hoá ngoại bào nên  vi sinh giúp cải thiện khả năng tiêu hoá, giảm FCR và giảm dơ nước ao nuôi.
Men vi sinh – SOTIBAC
Hiểu được tầm quan trọng của vi sinh trong sự phát triển bền vững tương lai, sau nhiều năm nghiên cứu và không ngừng cải tiến Mỹ Phú đã hoàn thiện sản phẩm vi sinh 2 trong 1 - xử lý môi trường nước và hỗ trợ cho sự tăng trưởng của tôm. SOTIBAC chứa các chủng vi sinh Bacillus spp. Lactobacillus sp., Saccharomyces spp.,  với mật số cao giúp phân huỷ chất hữu cơ dư thừa, giảm mật số vi khuẩn Vibrio spp., tăng khả năng tiêu hoá, nong to đường ruột và ngăn ngừa các bệnh đường ruột trên tôm. Nâng cao hiệu quả sử dụng nếu ủ trong 5 – 12h trước khi sử dụng
  • Gói SOTIBAC 1 kg + 4 kg mật rỉ đường + 50 lít nước, đậy kín và ủ trong 5 -12h để đạt được mật số tối ưu nhất. (Bà con lưu ý, nên nấu mật rỉ đường sôi và hòa tan cùng với nước lọc để nguội. Sau đó cho gói SOTIBAC vào và khuấy đều)  
  • Dùng 10 lít sản phẩm đã ủ tạt cho 3.000 - 4.000 m3 nước, sử dụng định kỳ 7-10 ngày/lần. Sản phẩm sau ủ có thể trộn vào thức ăn với tỷ lệ 50 ml cho 10 kg thức ăn giúp tăng khả năng tiêu hóa, giảm FCR, nong to đường ruột và ngăn ngừa các bệnh đường ruột trên tôm.