KỸ THUẬT NUÔI CÁ CHỐT

Trước đây thì cá chốt chủ yếu được nuôi và phục vụ cho bà con vùng quê, vừa ăn vừa dùng để làm mắm cá. Tuy nhiên trong nhiều năm đổ lại đây cá chốt lại trở thành món đặc sản quý hiếm được nhiều người săn lùng bởi chúng là cá nước ngọt sống tự nhiên, thịt thơm ngon, ngọt, lành tính và rất tốt cho sức khỏe. Hơn nữa hiện nay cá chốt ngoài thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt trong khi nhu cầu tiêu thụ của thị trường cao nên giá của cá chốt luôn cao hơn các loài cá khác. Đó cũng là lý do mà nuôi cá chốt đang dần trở thành xu hướng phát triển. Tuy nhiên vấn đề về kỹ thuật vẫn chưa đảm bảo và tình hình dịch bệnh đang phát triển tăng thêm làm người nuôi nãn chí. Để giải quyết vấn đề trên thì bài viết này sẽ giúp người nuôi bổ sung thêm kiến thức về kỹ thuật để thuận lợi hơn trong quá trình nuôi.

Xem thêm

HIỆU QUẢ CỦA NANO BẠC TRÊN TÔM BIỂN

Qua khảo sát trong quá trình nuôi tôm cho thấy rằng, virus chiếm khoảng 60% thiệt hại do mầm bệnh gây ra trên tôm, tiếp theo là vi khuẩn với khoảng 20% và phần còn lại là do nấm và kí sinh trùng gây ra. Bên cạnh đó, hầu hết các đợt bùng phát dịch bệnh ở các ao nuôi chủ yếu do quản lí an toàn sinh học tại ao kém. Vì vậy, tìm kiếm sản phẩm để ngăn ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm được xem là cần thiết. Các hạt nano bạc đã được chú ý nghiên cứu do có kích thước nhỏ, có hiệu quả trị liệu trong y học, nông nghiệp và thú y.

Xem thêm

NHỮNG BẤT LỢI KHI NUÔI TÔM VÀO MÙA MƯA VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Mùa mưa bắt đầu là một trong những khó khăn lớn nhất đối với người nuôi tôm trong thời điểm hiện nay, nước mưa sẽ làm xáo trộn các chỉ tiêu môi trường nước như nhiệt độ, độ pH, độ kiềm, khí độc, mật độ tảo, oxy đồng thời cũng là điều kiện cho sự phát triển các mầm bệnh trong ao nuôi. Khi mưa lớn có thể làm tôm chết từ 2-3% thậm chí đến 50% nếu mưa kéo dài nhiều ngày. Bài viết này phân tích những vấn đề bất lợi xảy ra khi mưa giúp người nuôi có cái nhìn tổng quát và tìm ra cách khắc phục hiệu quả.

Xem thêm

TPD VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH

Một loại bệnh mới nổi có tên là TPD – được viết tắt từ Translucent Post larva Disease có nghĩa là “bệnh mờ đục hậu ấu trùng” hay còn được gọi là GPD – Glass Post larvae Disease (bệnh hậu ấu trùng thủy tinh) trên tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei. Được phát hiện lần đầu tiên tại các trại giống ở Ecuador năm 2015, tiếp theo là ở Trung Quốc vào tháng 3/2020 tại tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây sau đó bắt đầu lây lan sang các vùng nuôi tôm lớn ở phía Bắc. Gần đây, tại Việt Nam bệnh xuất hiện tại miền Trung vào tháng 4/2023 đến tháng 9/2023 phát hiện tại các trại tôm giống và thương phẩm ở miền Tây.

Xem thêm